Cồn Ethanol (PHI 163KG)
Cồn công nghiệp là gì?
Cồn công nghiệp là một chất lỏng không màu hòa tan vô hạn trong nước, rễ bay hơi, dễ cháy, mùi thì phụ thuộc vào nguyên liệu sản xuất ra chúng, có công thức có công thức hóa học là C2H6O hoặc C2H5OH, có tính dễ cháy khi đủ nồng độ và tiếp xúc với nguồn lửa.
Cồn công nghiệp chủ yếu được sử dụng chủ yếu vào mục đích công nghiệp như làm nguyên liệu đốt cho động cơ, công nghiệp in, dệt may và tẩy rửa các linh kiện điện tử và có nồng độ: 70%, 80%, 90 %, 95%, 96 % và 99%
Cồn là gì
Cồn công nghiệp là gì
Phân loại giữa cồn công nghiệp và Cồn Ethanol sát trùng
(VTC News) Hiện tại, trên thị trường, rất nhiều người tiêu dùng chưa thật sự phân biệt được sự khác biệt giữa cồn công nghiệp tẩy rửa và cồn ethanol sát trùng.
Phân loại giữa cồn công nghiệp và Cồn Ethanol sát trùng
Phân loại giữa cồn công nghiệp và Cồn Ethanol sát trùng
Chúng đều được gọi là cồn, dưới đây là các phân loại:
– Cồn công nghiệp: Không mùi, dễ bay hơi và được sử dụng cho các mục đích tẩy rửa, lau chùi. Do tính chất độc hại, nên cồn công nghiệp chỉ được phép sử dụng trong các lĩnh vực công nghiệp, máy móc (ngành in, ngành điện tử….).
– Cồn công nghiệp chỉ có tính năng làm sạch, làm mát các dụng cụ, thiết bị, máy móc công nghiệp và đặc biệt không có tính năng sát khuẩn đối với con người.
– Với hàm lượng methanol và các độc tố khác trong công nghiệp rất cao, vì vậy, việc sử dụng cồn công nghiệp cho con người là nguy hiểm và có thể dẫn tới tử vong nếu không được cứu chữa kịp thời.
– Cồn ethanol sát trùng (hay thường gọi là ethanol).
– Đây là sản phẩm được sản xuất từ tinh bột (ngô, sắn, mía…) và thường có mùi đặc trưng. Cồn ethanol (ethanol từ 70% trở lên) được sử dụng hiệu quả trong việc chống lại phần lớn các vi khuẩn và nấm cũng như nhiều loại virus.
– Bên cạnh đó, cồn ethanol được tư vấn là an toàn cho người, được sử dụng trong lĩnh vực y tế, thực phẩm, hóa mỹ phẩm…
– Để mua được cồn ethanol uy tín, chuẩn chất lượng, người tiêu dùng nên tìm đến những địa chỉ uy tín, tin cậy để mua cồn ethanol, tránh mua nhầm các loại cồn công nghiệp thông thường, khi sử dụng sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe.
Tính chất vật lý cồn Ethanol
Cồn Ethanol có những tính chất vật lý đặc trưng sau:
– Mùi vị: Có mùi đặc trưng, tương tự mùi rượu.
– Dễ bay hơi nếu không được bảo quản tốt.
– Màu sắc: Không màu, trong suốt.
– Tỷ trọng (so với nước) : 0,799 ÷ 0,8.
– Tan vô hạn trong nước.
– Sôi ở nhiệt độ 78,5oC.
– Nóng chảy ở nhiệt độ -117,3oC.
– Có tính hút ẩm mạnh.
Rượu etylic là một chất lỏng, không màu, trong suốt, mùi thơm dễ chịu và đặc trưng, vị cay, nhẹ hơn nước (khối lượng riêng 0,7936 g/ml ở 15 độ C), dễ bay hơi (sôi ở nhiệt độ 78,39 độ C), hóa rắn ở -114,15 độ C.
Tan trong nước vô hạn, tan trong ete và clorofom, hút ẩm, dễ cháy, khi cháy không có khói và ngọn lửa có màu xanh da trời.
Sở dĩ rượu etylic tan vô hạn trong nước và có nhiệt độ sôi cao hơn nhiều so với este hay aldehyde có khối lượng phân tử xấp xỉ là do sự tạo thành liên kết hydro giữa các phân tử rượu với nhau và với nước.
Etanol có tính khúc xạ hơi cao hơn so với của nước, với hệ số khúc xạ là 1,36242 (ở λ=589,3 nm và 18,35 °C).
Điểm ba trạng thái của etanol là 150 K ở áp suất 4,3 × 10−4 Pa.
Tính chất vật lý
Tính chất vật lý cồn
Ứng dụng của cồn công nghiệp
Do nồng độ và các tạp chất của từng loại cồn là khác nhau nên việc ứng dụng của chúng trong công nghiệp và thực phẩm cũng khác nhau, cụ thể:
Cồn thực phẩm được ứng dụng sản xuất nấu rượu, nước ướp gia vị, pha chế thuốc, sát trùng, mỹ phẩm,…Đây là sản phẩm rất lành tính, không độc hại, an toàn đối với sức khỏe của người tiêu dùng.
Cồn độc hại hơn nên được dùng chủ yếu trong công nghiệp in, dệt may, sản xuất mỹ phẩm, dược phẩm và công nghiệp điện tử.
Tuy nhiên, do giá loại cồn này rẻ hơn rất nhiều so với cồn thực phẩm nên đã có nhiều người vì lợi ích cá nhân mà đem pha vào rượu, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người dùng.
Cồn Ethanol được ứng dụng làm dung môi trong ngành hóa chất, dùng pha chế đồ uống, dược phẩm, phần lớn dùng để pha xăng (xăng chiếm hơn 90% làm nhiêu liệu đốt cho xe hiện đại). Hiện tại, ở Việt Nam đã có nhiều nơi đang thí điểm pha “Xăng sinh học E5 5% cồn Ethanol”.
Cồn có độc không
Cồn được sử dụng cồn Methanol công nghiệp có thể gây độc với các cơ quan nội tạng, đặc biệt là hệ thần kinh và thị giác. Vì vậy, cần phát hiện và điều trị sớm khi bệnh nhân có dấu hiệu ngộ độc cồn Methanol công nghiệp.
Cồn có độc không
Cồn có độc không
Công dụng / Ứng dụng công:
Ứng dụng :
+ Methanol – Cồn dùng trong tẩy rửa vệ sinh công nghiệp
+ Methanol – Cồn làm dung môi hòa tan hóa chất khác
An toàn:
+ Methanol – Cồn là chất rất dễ cháy nên phải được trong điều kiện thoáng đãng và mát mẻ
+ Phải dùng dụng cụ bảo hộ cần thiết khi tiếp xúc nhiều với Methanol – Cồn như:khẩu trang,găng tay…
+ Tuyệt đối khi có sự cố cháy không được dùng nước dập tắt đám cháy vì Methanol – Cồn nhẹ hơn nước,chỉ được dùng bọt CO2,cát để chữa cháy
+ Khi bị dính Methanol – Cồn vào bộ phận hở trên cơ thể như mắt thì phải đi rửa ngay và đến cơ sở y tế gần nhất.
Quy trình sản xuất cồn
Cồn chủ yếu được sản xuất từ các nguyên liệu có nguồn gốc tinh bột như: bã sắn, khoai, bắp,… và được sản xuất theo quy trình sau:
Quy trình sản xuất
Quy trình sản xuất cồn
Nấu nguyên liệu
– Đầu tiên, để sản xuất cồn Ethanol, người ta sẽ thực hiện nấu nguyên liệu. Mục đích của việc này là phá vỡ các tế bào tinh bột để chuyển tinh bột sang trạng thi hòa tan trong nước.
Trong quá trình nấu, tinh bột sẽ được trương nở và hồ hóa và làm nguội về nhiệt độ thích hợp để thuận tiện cho việc thực hiện quá trình đường hóa tiếp theo.
Đường hóa nguyên liệu
– Đây là công đoạn chuyển hóa tinh bột thành đường để lên men. Có 2 phương pháp chính để thực hiện đường hóa tinh bột là: đường hóa bằng chế phẩm Amylase của nấm mốc và đường hóa bằng acid.
Lên men dịch đường
– Công đoạn lên men dịch đường có thể được thực hiện bằng 1 trong 2 phương pháp sau:
– Phương pháp lên men gián đoạn.
– Phương pháp lên men liên tục.
Chưng cất và tinh chế
– Công đoạn chưng cất giúp tách các tạp chất dễ bay hơi và cồn ra khỏi dấm chín để tạo ra được cồn thô.
– Công đoạn tinh chế sẽ giúp tách tạp chất ra khỏi cồn thô để được cồn tinh chế.
Lưu ý khi sử dụng cồn
Tuy được đánh giá là có độc tính thấp nhưng nếu không được sử dụng và bảo quản đúng cách, cồn vẫn có thể gây ra những tác hại nhất định với cơ thể người.
Dưới đây là những lưu ý trong cách sử dụng và bảo quản cồn mà người dùng cần biết:
– Tránh để các bộ phận trên cơ thể tiếp xúc trực tiếp với cồn.
– Để xa tầm tay trẻ em.
– Khi tiếp xúc với hơi cồn phải đeo khẩu trang phù hợp.
– Không được pha cồn để uống.
– Trong trường hợp không may để cồn dính vào mắt phải rửa ngay bằng nước sạch. Đặc biệt, nếu nuốt phải cồn thì tuyệt đối không cố gây nôn mà phải uống ngay nước lọc và đưa đến cơ sở y tế gần nhất.
– Bảo quản cồn ở nơi thoáng mát, tránh xa các nguồn nhiệt.
– Khi xảy ra sự cố cháy với loại cồn này thì phải dùng bột, hóa chất khô, bọt CO2 hoặc phun sương mù để xử lý.
Hướng dẫn sử dụng cồn
– Không lưu trữ đầy cồn vào thiết bị chứa vì cồn giãn nở rất lớn theo nhiệt độ.
– Sử dụng thiết bị chứa phải chắc chắn, tránh rò rỉ.
– Không được tận dụng lại bao bì các loại thiết bị, bao bì đã đựng hóa chất để đựng cồn khi dùng cho mục đích không phải là công nghiệp vì nó rất dễ hòa tan các chất độc hại còn sót lại.
– Không được tự ý pha cồn để uống nếu cồn chưa qua kiểm định chất lượng đảm bảo an toàn, đủ tiêu chuẩn dùng trong thức uống.
– Tránh trực tiếp tiếp xúc cồn ethanol với các bộ phận trên cơ thể, nên dùng dụng cụ bảo hộ cần thiết khi tiếp xúc nhiều như: khẩu trang, găng tay…
– Khi bị dính cồn ethanol vào bộ phận hở trên cơ thể như mắt thì phải đi rửa ngay và đến cơ sở y tế gần nhất.
– Bảo quản cồn nơi thoáng mát, tránh xa các nguồn nhiệt, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào.
– Khi xảy ra sự cố cháy dùng bột, hóa chất khô, bọt CO2, phun sương mù. Tuyệt đối không dùng nước để chữa cháy.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.